BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                              ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO HỌC

   TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN                                               THÁNG 5 NĂM 2014

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC 2014                                        Môn thi: KINH TẾ HỌC

                                                                                                                    Thời gian làm bài: 180 phút

Thí sinh làm phần vi mô và phần Vĩ mô vào các tờ giấy thi riêng.

 

 

PHẦN I: KINH TẾ HỌC VI MÔ

Câu 1: Câu hỏi đúng hay sai. Giải thích và vẽ hình nếu cần thiết (1,5 điểm)

    1. Khi nhà độc quyền phân biệt giá hoàn hảo thì thặng dư sản xuất sẽ lớn nhất.
    2. Khi thu nhập tăng lên gấp đôi thì độ dốc của đường ngân sách cũng tăng lên gấp đôi.
    3. Sự thay đổi giá sản phẩm trên thị trường hàng hóa sẽ gây ra sự vận động dọc theo đường cầu lao động.

 

Câu 2: Hãy giải thích và vẽ hình minh họa các tình huống sau đây (1,5 điểm)

    1. Tại sao sản lượng cân bằng có thể tăng, giảm hoặc không đổi khi cung tăng và cầu giảm?
    2. Tại sao trong độc quyền bán không có đường cung?
    3. Tại sao khi giảm giá thì tổng doanh thu có thể giảm?

Câu 3: Bài tập (2 điểm)

Thị trường hàng hóa A được coi là cạnh tranh có biểu cung, cầu được cho như sau:

 


                  (Trong đó: đơn vị tính của P là $/sản phẩm và Q là sản phẩm)

    1. Xác định phương trình đường cung, đường cầu. Tính giá và sản lượng cân bằng. Vẽ hình minh họa.
    2. Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng.
    3. Giả sử chính phủ đặt giá P = 165 $/sản phẩm thì điều gì xảy ra trên thị trường? Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất trong trường hợp này. Vẽ hình minh họa.
    4. Để giữ mức giá P = 165$/sản phẩm thì Chính phủ phải trợ cấp cho người sản xuất bao nhiêu $/sản phẩm? Vẽ hình minh họa.

 

PHẦN II: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Câu 4: Câu hỏi trả lời ngắn (1,5 điểm)

Bằng lập luận và đồ thị về thị trường vốn vay hãy giải thích tác động của những sự kiện dưới đây đến lượng đầu tư, tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm chính phủ, tiết kiệm quốc dân và lãi suất tại trạng thái cân bằng trong một nền kinh tế đóng.

    1. Chính phủ tăng thuế đánh vào thu nhập từ tiền lãi trong khi vẫn duy trì được cán cân ngân sách không thay đổi.
    2. Các doanh nghiệp rất bi quan vào triển vọng của nền kinh tế trong tương lai.
    3. Chính phủ đồng thời giảm chi tiêu 500 tỉ đồng và giảm thuế 500 tỉ đồng.

 

Câu 5: Bài tập (1,5 điểm)

Xét một nền kinh tế mở còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng và mức giá không thay đổi.

Dưới đây là thông tin về các thành tố của tổng chi tiêu (đơn vị: tỉ đồng):

         Tiêu dùng: C = 25 + 0,8.(Y – T)                    Thuế ròng: T = 50 + 0,2Y

         Đầu tư: I = 195                                               Xuất khẩu: X = 90

         Chi tiêu chính phủ: G = 190                           Nhập khẩu: IM = 0,14Y

    1. Xây dựng hàm tổng chi tiêu và tính mức sản lượng cân bằng ban đầu.
    2. Giả sử chính phủ giảm thuế tự định 40. Tính mức sản lượng cân bằng mới.
    3. Muốn đạt được mức sản lượng cân bằng ở câu 5.2, thay vì giảm thuế tự định, chính phủ cần thay đổi chi tiêu bao nhiêu? Khi đó, hãy tính sự thay đổi của tiêu dùng, cán cân ngân sách và cán cân thương mại.
    4. Hãy minh họa các tình huống trên trong cùng một hệ trục tọa độ.

 

Câu 6: Phân tích tổng hợp (2 điểm)

Xét một nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Sau đó, giả sử các hộ gia đình rất lạc quan vào triển vọng việc làm và thu nhập trong tương lai.

    1. Bằng lập luận và đồ thị AS-AD hãy giải thích điều gì xảy ra với mức giá, sản lượng và việc làm trong ngắn hạn.
    2. Để đưa sản lượng trở về mức tiềm năng, chính phủ cần thay đổi chi tiêu như thế nào? Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AS-AD và cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu.
    3. Để đạt được mục tiêu ở câu 6.2, thay vì điều chỉnh chi tiêu chính phủ, ngân hàng trung ương cần thay đổi cung tiền như thế nào? Hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AS-AD và thị trường tiền tệ.
    4. Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của hai phương án chính sách ở câu 6.2 và câu 6.3.

 

Tham khảo: Kinh nghiệm Ôn thi Cao học Kinh tế Quốc dân