B. Bài tập (2 điểm)

Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có dữ liệu về chi phí sản xuất (một ngày) như sau:

 

Sản lượng (Q)

 

TC (Tổng chi phí,

đô la Mỹ)

0

90

1

110

2

126

3

139

4

150

5

163

6

178

7

196

8

219

9

249

10

289

  1. Tính tổng chí phí trung bình (ATC), chi phí biến đổi trung bình (AVC) và chi phí (MC) của hãng.                                                                                                      (0,5 điểm).
  2. Đối với mỗi mức giá sau đây, xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận (hay tối thiểu hóa khoản lỗ và mức lợi nhuận (hay khoản lỗ) tương ứng:                (0,75 điểm).
  1. 13,2
  2. 15,67
  3.  39
  1. Vẽ đường cung của hãng trong ngắn hạn, chỉ rõ giá trị bằng số cho giá cả và sản lượng.

                                                                                                                     (0,5 điểm)

  1. Giả sử các hãng trên thị trường có cấu trúc chi phí giống với hãng này. Giả thích và xác định mức giá P* sao cho nếu giá thị trường ở dưới P*, các hãng sẽ rời bỏ ngành trong dài hạn, ngược lại nếu giá trên thị trường ở trên mức P*, các hãng mới sẽ gia nhập ngành trong dài hạn.                                                                                    (0,25 điểm).

 

Phần II: Kinh tế vĩ mô

  1. (3 điểm, mỗi cầu 0,2 điểm). Lựa chọn phương án trả lời đúng
  1. Nhận định nào đúng về mối quan hệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế?
  1. GDP danh nghĩa đo sản lượng năm gốc sử dụng giá năm gốc, trong khi GDP thực tế đo sản lượng hiện tại sử dụng giá hiện tại
  2. GDP danh nghĩa đo sản lượng hiện tại sử dụng giá hiện tại, trong khi GDP thực tế đo sản lượng hiện tại sử dụng giá năm gốc
  3. GDP danh nghĩa đo sản lượng hiện tại sử dụng giá năm gốc, trong khi GDP thực tế đo sản lượng hiện tại sử dụng giá hiện tại
  4. GDP danh nghĩa đo sản lượng hiện tại sử dụng giá hiện tại, trong khi GDP thực tế đo sản lượng của năm gốc sử dụng giá của năm gốc

 

  1. Trong quý II năm 2012, một hãng sản xuất hàng hóa tiêu dùng đã chủ động bổ sung một lượng đó vào làm tồn kho, thay vì đem bán. Giá trị của hàng tồn kho đó
  1. Không bao gồm trong GDP của quý này
  2. Bao gồm trong GDP của quý này dưới dạng đầu tư
  3. Bao gồm trong GDP của quý này dưới dạng tiêu dùng
  4. Bao gồm trong GDP của quý này dưới dạng sai số thống kê

 

  1. Do sự sụt giảm trên thị trường bất động sản, người dân cảm giác nghèo đi. Đường nào dịch chuyển theo hướng nào?
  1. AD dịch chuyển sang phải
  2. AD dịch chuyển sang trái
  3. AS dịch chuyển sang phải
  4. AS dịch chuyển sang trái

 

  1. Nền kinh tế ở trạng thái cân bằng trong dài hạn. Giả sử đồng thời có sự sụt giảm đáng kể trên thị trường chứng khoán, và sự gia tăng lượng nhập cư lao động có trình độ. Khi đó, trong ngắn hạn, ta sẽ thấy
  1. GDP thực tế tăng lên; mức giá chung có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi
  2. GDP thực tế giảm xuống; mức giá chung có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi
  3. Mức giá chung tăng lên; GDP thực tế có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi
  4. Mức giá chung giảm xuống; GDP thực tế có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi

 

  1. Khi mọi yếu tố khác không thay đổi, nếu yêu cầu tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống thì
  1. Số nhân tiền tăng lên, cung tiền giảm xuống
  2. Số nhân tiền tăng lên, cung tiền tăng lên
  3. Số nhân tiền giảm xuống, cung tiền giảm xuống
  4. Số nhân tiền giảm xuống, cung tiền tăng lên

 

  1. Khi ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở, yếu tố nào trong 3 yếu tố sau tăng lên: lãi suất, mức giá và chi đầu tư?
  1. Cả 3 yếu tố: lãi suất, mức giá và chi đầu tư
  2. Chỉ lãi suất và mức giá
  3. Chỉ mức giá và chi đầu tư
  4. Chỉ lãi suất
  1. Khi ngân hàng trung ương tăng cung tiền, đồng nội tệ sẽ
  1. tăng giá trị đo lường bằng lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước có thể mua được, cũng giảm giá trị đo bằng lượng ngoại tệ có thể đổi được
  2. tăng giá trị đo lường bằng lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước có thể mua được, nhưng giảm giá trị đo bằng lượng ngoại tệ có thể đổi được
  3. giảm giá trị đo lường bằng lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước có thể mua được, nhưng tăng giá trị đo bằng lượng ngoại tệ có thể đổi được
  4. giảm giá trị đo lường bằng lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước có thể mua được, cũng giảm giá trị đo bằng lượng ngoại tệ có thể đổi được

 

  1. Tỷ lệ lạm phát đo bằng
  1. Mức giá
  2. Thay đổi mức giá giữa kỳ này và kỳ tiếp theo
  3. Phần trăm thay đổi mức giá của kỳ này so với kỳ trước
  4. Mức giá kỳ hiện tại trừ mức giá kỳ trước

 

  1. Nếu CPI của năm là 125, và CPI của năm trước là 120 thì
  1. Chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ để tính CPI năm nay tăng 4,17%
  2. Mức giá chung đo bằng CPI tăng 4,17%
  3. Tỷ lệ lạm phát năm nay là 4,17%
  4. Tất cả các nhận định trên

 

  1. Trợ cấp thất nghiệp của chính phủ
  1. Là một phần của GDP vì là một thu nhập
  2. Là một phần của GDP vì để được nhận trợ cấp, người có nhu cầu phải đã từng làm việc
  3. Không làm phải đổi GDP vì đó chỉ là phần chuyển giao thu nhập
  4. Không làm thay đổi GDP vì khoản thanh toán làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

 

  1. GDP thực tế
  1. Thay đổi cùng xu hướng với thất nghiệp
  2. Không được điều chỉnh theo lạm phát
  3. Đo lường thu nhập thực tế
  4. Tất cả các nhận định trên

 

  1. Mô hình AD-AS giải thích mối quan hệ giữa
  1. Mức giá và sản lượng của một mặt hàng cụ thể
  2. Thất nghiệp và sản lượng
  3. Tiền lương và thất nghiệp
  4. GDP thực tế và mức giá

 

  1. Đường tổng cầu AD
  1. Có độ dốc được giải thích tương tự như độ dốc đường cầu của một hàng hóa cụ thể
  2. Thẳng đứng trong dài hạn
  3. Cho biết mối quan hệ ngược chiều giữa mức giá và sản lượng cầu của toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ
  4. Tất cả các nhận định trên

 

  1. Chi đầu tư sẽ tăng nếu mức giá
  1. Giảm làm lãi suất tăng
  2. Giảm làm lãi suất giảm
  3. Tăng làm lãi suất tăng
  4. Tăng làm lãi suất giảm

 

  1. Công đoàn thành công trong việc đàm phán tăng tiền lương sẽ dẫn đến
  1. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
  2. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
  3. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
  4. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái

 

  1. (2 điểm)

Giả sử ban đầu nền kinh tế Việt Nam ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Trước diễn biến khủng hoảng của châu Âu – thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đồng thời lãi suất của Việt Nam bắt đầu tăng với dự báo sẽ tiếp tục tăng từ từ trong thời gian tới,

  1. Anh (chị) hãy giải thích và minh họa bằng đồ thị AD-AS tác động đến nền kinh tế Việt Nam trên các giác độ: mức giá, sản lượng và việc làm trong ngắn hạn.           (0,75 điểm)
  2. Chính phủ sẽ phải sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa như thế nào để đối phó với tình hình trên? Giải thích có chế tác động của các chính sách đó.                          (1,25 điểm)