BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO               ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NĂM 2013

        TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG                           MÔN: KINH TẾ HỌC

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NĂM 2013         Thời gian làm bài: 180 phút

 

 

Phần I: Kinh tế vi mô

A. (3 điểm, mỗi cầu 0,2 điểm). Lựa chọn phương án trả lời đúng

  1. Một người có hàm lợi ích U(x, y) = x.y, trong đó x là số lượng táo tiêu dùng trong 1 tháng, y là số lượng chuối tiêu dùng trong 1 tháng. Giá táo là 2, giá chuối là 1. Nếu thu nhập của người này là 240kg/tháng, và anh chỉ tiêu dùng 2 hàng hóa nói trên, anh sẽ tiêu dùng bao nhiêu quả táo trong một tháng?
  1. 60
  2. 30
  3. 120
  4. 12

 

  1. Việc giảm giá máy ảnh kỹ thuật số sẽ có tác động như thế nào đến thị trường máy ảnh cơ truyền thống? (giả sử đây là 2 hàng hóa thay thế)
  1. Giá cân bằng trên thị trường máy ảnh cơ sẽ giảm và lượng cân bằng sẽ tăng
  2. Giá cân bằng trên thị trường máy ảnh cơ sẽ giảm và lượng cân bằng sẽ giảm
  3. Giá cân bằng trên thị trường máy ảnh cơ sẽ tăng và lượng cân bằng sẽ tăng
  4. Giá cân bằng trên thị trường máy ảnh cơ sẽ tăng và lượng cân bằng sẽ giảm

 

  1. Hương coi x và y là 2 hàng hóa thay thế hoàn hảo. Giá hàng hóa x là 10, giá hàng hóa y là 9. Thu nhập của Hương là 720, và chị chỉ tiêu dùng 2 hàng hóa nói trên. Khi giá hàng hóa x là 8 thì nhận định nào sau đây đúng?
  1. Hiệu ứng thu nhập làm tăng lượng tiêu dùng hàng hóa y thêm 90 đơn vị
  2. Hiệu ứng thay thế làm tăng lượng tiêu dùng hàng hóa y thêm 80 đơn vị
  3. Hiệu ứng thay thế làm tăng lượng tiêu dùng hàng hóa y thêm 90 đơn vị
  4. Hiệu ứng thu nhập làm tăng lượng tiêu dùng hàng hóa y thêm 80 đơn vị

 

  1. Một hãng sản xuất hàng hóa, sử dụng yếu tố đầu vào duy nhất là x. Hàm sản xuất của hãng là q = 8x0,5. Giá hàng hóa thành phẩm là 14, giá yếu tố đầu vào là 7. Để tối đa hóa lợi nhuận, lượng yếu tố đầu vào của hãng sử dụng là
  1. 10
  2. 22,63
  3. 64
  4. 48

 

  1. Nếu độ co giãn của cầu một hàng hóa là −0,8 thì giá của hàng hóa đó sẽ tăng … … … … khi lượng cầu giảm đi 4%

a. 0,2%

b. 3,2%

c. 4,8%

d. 5,0%

 

  1. Một chị bán hàng có khả năng đặt giá cho 2 nhóm khách hàng tách biệt nhau. Một nhóm có đường cầu co giãn; nhóm kia có đường cầu không co giãn đối với hàng hóa của chị. Để tăng doanh thu ở mức tối đa, chị sẽ

a. tăng giá đối với nhóm khách hàng có đường cầu co giãn và giảm giá đối với nhóm khách hàng có đường cầu không co giãn

b. tăng giá đối với nhóm khách hàng có đường cầu không co giãn và giảm giá đối với nhóm khách hàng có đường cầu co giãn

c. tăng giá đối với cả 2 nhóm khách hàng

d. giảm giá đối với cả 2 nhóm khách hàng

 

  1. Thất bại thị trường là
  1. Việc thị trường thất bại trong việc phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả
  2. Một chiến dịch quảng cáo không thành công, làm giảm cầu hàng hóa
  3. Hành vi cạch tranh thô thiển giữa các hãng
  4. Việc một hãng bị buộc rời bỏ ngành do thua lỗ

 

  1. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biên tăng đã lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận ở mức giá thị trường là 20$, và hãng có lợi nhuận dương. Khi giá thị trường tăng lên thành 25$, hãng tiếp tục điều chỉnh (trong ngắn hạn) để tối đa lợi nhuận. Sau khi những điều chỉnh này được thực hiện,
  1. Sản lượng của hãng tăng lên
  2. Tổng chi phí trung bình của hãng tăng lên
  3. Chi phí biên của hãng tăng lên
  4. Tất cả các phương án trên

 

  1. Một hãng cạnh tranh đang ở trạng thái cân bằng trong dài hạn, với lợi nhuận bằng 0. Giả sử chính phủ có những điều chỉnh dẫn đến giảm chi phí cố định của hãng trong ngành. Kết quả là
  1. Cầu đối với các sản phẩm của hãng tăng lên
  2. Một số hãng sẽ rời bỏ ngành trong dài hạn
  3. Các hãng trong ngành sẽ có lợi nhuận dương cả trong ngắn hạn và dài hạn
  4. Cạnh tranh sẽ dẫn đến suy giảm mức giá của sản phẩm trong dài hạn

 

  1. Một hãng độc quyền đang bán 75 đơn vị/ngày ở mức giá 10$/đơn vị. Doanh thu biên hiện là 5$/đơn vị, chi phí biên hiện là 6$/đơn vị, và tổng chi phí trung bình hiện là 5$/đơn vị. Chúng ta có thể kết luận gì về hãng độc quyền này?
  1. Hãng đang ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, và lợi nhuận là $375$/ngày.
  2. Hãng đang ở mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, và lợi nhuận là $300$/ngày.
  3. Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng nên sản xuất thêm và đặt mức giá thấp hơn.
  4. Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng cắt giảm sản xuất và đặt mức giá cao hơn.

 

  1. Một hãng độc quyền bán trên 2 thị trường với đường cầu (ngược) như sau:

p1 = 137 − 2x1 và p2 = 275 − 5x2

Hãng có chi phí biên không đổi c = 5, và chi phí cố định bằng 0. Hãng có thể đặt giá khác nhau trên 2 thị trường. Hãng sẽ lựa chọn sản lượng như thế nào để tối đa hóa tổng lợi nhuận?

  1. x1 = 66 và x2 = 29
  2. x1 = 33 và x2 = 27
  3. x1 = 60 và x2 = 33
  4. x1 = 43 và x2 = 25

 

Câu 12 và 13

Có 2 hãng hoạt động trên một thị trường, cùng sản xuất một sản phẩm đồng nhất. Đường cầu thị trường là P = 5 – 0,1Q, trong đó Q là tổng lượng bán trên thị trường, và P là mức giá thị trường. Cả 2 hãng đều có chi phí cố định bằng 0 và chi phí biên không đổi là 2$/đơn vị.

 

  1.  Nếu mỗi hãng sản xuất 10 đơn vị/ngày, tổng lợi nhuận của 2 hãng gộp lại là
  1. $40/ngày
  2. $30/ngày
  3. $20/ngày
  4. $10/ngày

 

  1. Nếu hãng 1 sản xuất 12 đơn vị/ngày, hãng 2 sản xuất 10 đơn vị/ngày, lợi nhuận của hãng 1 và hãng 2 lần lượt là:
  1. $11/ngày, $9/ngày
  2. $10,4/ngày, $8/ngày
  3. $8,8/ngày, $8,8/ngày
  4. $9,6/ngày, $8/ngày

14. Xem đồ thị ở bên. Đồ thị nào mô tả trạng thái cân của hãng cạnh tranh độc quyền trong dài hạn

  1. A b. B c. C d. D

 

  1.  Hai hãng trên thị trường sôcôla, mỗi hãng có thể lựa chọn Quảng cáo hay Không quảng cáo cho sản phẩm. Lợi nhuận tạo ra được cho ở ma trận lợi ích sau (trong mỗi ô, số bên trái chỉ lợi nhuận của hãng A, số bên phải chỉ lợi nhuận của hãng B).

 

 

Hãng B

 

 

Quảng cáo

Không quảng cáo

Hãng A

Quảng cáo

(4,3)

(5,1)

Không quảng cáo

(2,5)

(3,2)

 

Kết cục của trò chơi là:

  1. (Quảng cáo, Quảng cáo)
  2. (Quảng cáo, Không quảng cáo)     
  3. (Không quảng cáo, Quảng cáo)     
  4. (Không quảng cáo, Không quảng cáo)