ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

 

ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NĂM 2014

MÔN THI CƠ SỞ: KINH TẾ HỌC (đợt 2)

Thời gian làm bài: 180 phút

 

Câu 1 (2 điểm):

A - Độ co giãn theo giá của cầu và của cung là gì? Công thức tính?

Vận dụng các khái niệm này để giải thích thực tế: những người nông dân (sản xuất nông dân) có thể thua thiệt vào những năm thời tiết thuận lợi?

B- Cho biểu cung và cầu của thị trường xe máy:

 


Trong đó: Giá tính bằng triệu VND, lượng tính bằng triệu chiếc.

B1- Viết hàm cầu và hàm cung của thị trường?

B2- Tính mức giá và lượng giao dịch cân bằng thị trường?

B3- Nếu Chính phủ đánh thuế 1 triệu VND/ 1 chiếc thì giá và lượng giao dịch cân bằng mới là bao nhiêu?

B4- Tính mức thuế mà người mua và người bán phải chịu?

 

Câu 2 (2 điểm):

A - Giải thích tại sao đường cung của một hãng cạnh tranh hoàn hảo là một phần của đường chi phí biên?

Trên đồ thị, hãy chỉ ra các điểm hòa vốn, điểm đóng cửa trên đường cung ngắn hạn của hãng?

B- Một hãng đứng trước đường cầu P = 50 – 2Q. Chi phí cận biên của hãng là

MC = Q + 5.

B1- Để tối đa hóa lợi nhuận hãng phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm và đặt mức giá nào? Khi đó tổng doanh thu và lợi nhuận của hãng bằng bao nhiêu?

B2- Giả sử hãng phải chịu thuế cố định đóng một lần là $60 thì lợi nhuận của hãng sẽ thay đổi  thế nào? Giải thích?

B3- Nếu phải đóng thuế $10 trên một đơn vị sản phẩm thì hãng sẽ phải sản xuất sản lượng bao nhiêu và đặt giá nào để tối đa hóa lợi nhuận?

 

Câu 3 (2 điểm):

  1. Nền kinh tế nước N đang trong tình trạng suy thoái. Nếu không có điều kiện để sử dụng các công cụ khác thì chính phủ phải thay đổi chính sách chi tiêu của mình như thế nào để đưa nền kinh tế đến trạng thái toàn dụng nhân công?

Sử dụng cả mô hình số nhân Keynes (mô hình cân bằng chi tiêu và thu nhập) lẫn mô hình IS – LM để minh họa?

  1. Một nền kinh tế giả định có các số liệu sau:

C = 200 + 0,8YD ;    I = 100 + 0,1Y;    T = 50 + 0,2Y;    G = 50

Trong đó: C là tiêu dùng, I là đầu tư, T là tổng số thuế, G là chi tiêu Chính phủ, Y là thu nhập (sản lượng), YD  là thu nhập khả dụng.

B1- Tính mức sản lượng cân bằng?

B2- Bây giờ Chính phủ tăng chi tiêu thêm 150.

  • Tính mức sản lượng cân bằng mới?
  • Tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm tư nhân, tiết kiệm Chính phủ thay đổi như thế nào ở sản lượng cân bằng mới?

 

Câu 4 (2 điểm):

  1. Sử dụng mô hình AD – AS để giải thích tác động ngắn hạn của chính sách của chính sách tiền tệ mở rộng đối với sản lượng, mức giá chung. Chính sách này thường ảnh hưởng như thế nào đối với lãi suất, đầu tư?
  2. Một nền kinh tế giả định có các hàm:

          C = 500 + 0,6YD ;  NT = 600;  G = 1000;  I = 2160 – 100r;  P = 1

          Thị trường tiền tệ: MD  = Y – 100r; MS  = 4050.

Trong đó C là tiêu dùng, YD  là thu nhập khả dụng, NT là thuế ròng; G là chi tiêu mua hàng hóa, dịch vụ của Chính phủ; I là đầu tư; r là lãi suất (tính bằng %); MD  là hàm cầu tiền thực; MS  là cung tiền danh nghĩa; P là mức giá chung.

B1- Tính sản lượng và lãi suất cân bằng?

B2- Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định là 10%; đồng thời các ngân hàng thương mại không có dự trữ thừa; tỷ lệ nắm giữ tiền mặt so với tiền gửi của dân chúng là 20% và các thị trường hàng hóa, tiền tệ đang cân bằng như ở câu B1 nói trên.

  • Hãy tính cơ số tiền (tiền cơ sở) trong trường hợp này?
  • Viết phương trình đường LM mới nếu sau đó NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thành 20%?

 

Câu 5 (2 điểm):

  1. Giá trị hiện tại của một luồng thu nhập trong tương lai là gì? Công thức tính tổng quát?

Cách tính giá trị hiện tại của một tài sản mang lại thu nhập đều đặn trong tương lai?

  1. Một trái phiếu chính phủ lãi suất 10% với giá trị danh nghĩa là 100.000đ, bán tại thị trường chứng khoán giá 80.000đ.

B1- Lãi suất thịnh hành trên thị trường là bao nhiêu?

 

B2- Lãi suất thịnh hành là bao nhiêu nếu giá trái phiếu trên là

      70.000đ?

B3- Lãi suất thịnh hành là 11% thì trái phiếu trên có thể bán được với giá bao nhiêu?

-----------

Ghi chú:

  • Đề thi gồm 03 trang.
  • Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

Bài viết liên quan: Đề thi Kinh tế học cao học Đại học Quốc gia T9.2017