BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO HỌC

  TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN                              THÁNG 5 NĂM 2015

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC 2015                      Môn thi: KINH TẾ HỌC

                                                                                                        Thời gian làm bài: 120 phút

______________________________________________________________________________________

Thí sinh làm phần I (vi mô) và phần II (Vĩ MÔ) vào các tờ giấy khác nhau.

 

PHẦN I: KINH TẾ HỌC VI MÔ

Câu 1 (1,5 điểm): Sử dụng đồ thị cung cầu chuẩn để chỉ ra giá và lượng cân bằng thay đổi như thế nào trong các tình huống sau:

    1. Hạn hán liên tục xảy ra ở các vùng trồng cà phê và người dân ngày càng ít dùng cà phê.
    2. Người dân không thích dùng dầu thực vật và ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất mặt hàng này.

Câu 2 (1,5 điểm): Hãy cho biết các nhận định sau đây là Đúng hay Sai và giải thích ngắn gọn. Hãy vẽ đồ thị minh họa nếu cần thiết.

    1. Hãng cạnh tranh hoàn hảo muốn tối đa hóa lợi nhuận phải sản xuất tại mức sản lượng có tổng chi phí bình quân thấp nhất.
    2. Độ co giãn của cầu theo giá có giá trị bằng nhau tại các điểm khác nhau trên đường cầu tuyến tính.

Câu 3: Bài tập (2 điểm)

Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TC=4Q + 100. Nhà độc quyền đối diện với đường cầu

P = 100 – 2Q. Trong đó giá tính bằng $ còn sản lượng tính bằng sản phẩm.

    1. Hãy tính sản lượng, giá bán và lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền.
    2. Hãy tính phần mất không (DWL) mà nhà độc quyền gây ra đối với xã hội. Vẽ đồ thị minh họa.
    3. Hãy tính thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS). Vẽ đồ thị minh họa.
    4. Giả sử Chính phủ đánh thuế một lần là 100$ đối với nhà độc quyền. Hãy tính lại sản lượng, giá và lợi nhuận của nhà độc quyền.

 

PHẦN II: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Câu 4 (1,5 điểm): Hãy cho biết các nhận định sau đây là Đúng hay Sai và giải thích ngắn gọn. Hãy vẽ đồ thị minh họa nếu cần thiết.

    1. Lợi nhuận do một công ty Nhật tạo ra tại Việt Nam được tính vào GDP của Nhật và GNP của Việt Nam.
    2. Giảm cung tiền sẽ ít tác động đến tổng cầu khi đầu tư ít nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất và cầu tiền rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất.

Câu 5 (1,5 điểm): Bằng lập luận và đồ thị AS-AD hãy giải thích tác động của các sự kiện dưới đây đến mức giá, sản lượng và lương thực tế trong ngắn hạn.

    1. Chính phủ giảm thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu.
    2. Giá đầu vào mà các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu giảm mạnh trên thị trường thế giới.

Câu 6: Bài tập (2 điểm)

Xét một nền kinh tế có hàm cầu tiền: MD = (0,5Y – 150.i).P, dân cư lựa chọn giữ tiền mặt bằng 20% so với tiền gửi và các ngân hàng thương mại dự trữ 10% số tiền huy động được. Ban đầu thu nhập (Y) bằng 7000, mức giá bằng 2 và cơ sở tiền bằng 1000.

    1. Hãy tính số nhân tiền, cung tiền và mức lãi suất cân bằng ban đầu.
    2. Điều gì xảy ra với lãi suất cân bằng nếu cung tiền tăng thêm 300.
    3. Muốn đạt được mức lãi suất mục tiêu là 12%, thì ngân hàng trung ương cần can thiệp thông qua hoạt động thị trường mở như thế nào?
    4. Bây giờ giả thiết thu nhập tăng thêm 600. Hãy tính mức lãi suất cân bằng mới biết rằng cung tiền vẫn ở mức ban đầu.
    5. Hãy vẽ đồ thị minh họa.

 

Xem thêm: Tài liệu ôn thi cao học Kinh tế Quốc dân T5.2018