Tham khảo đề cương được biên soạn chuẩn OTCH NEU 2018
Lộ trình ôn thi Cao học Kinh tế Quốc dân 2018 sẽ được học theo đề cương đã được biên soạn chuẩn nên sẽ dễ học hơn.
1. Môn Luận
3.1. Môn Luận
Bài thi luận nhằm mục đích đánh giá thí sinh về khả năng phân tích, phê phán, trình bày và bảo vệ quan điểm đối với một lập luận/tình huống/bài viết một cách logic với những dẫn chứng thuyết phục ( trong và ngoài tình huống được đưa ra). Về cơ bản nhiệm vụ của người thi giống như phản biện 1 bài báo cáo hay nghiên cứu. Đề bài đưa ra một lập luận/bài viết, yêu cầu thí sinh cho ý kiến bình luận về lập luận/bài viết đó.
Các đề luận đều có chung một câu hỏi thống nhất có dạng như sau:
Hãy bình luận độ thuyết phục của lập luận/bài viết sau: Trong phần trình bày, thí sinh chú ý phân tích mạch logic của lập luận cũng như các dẫn chứng theo một số gợi ý và chỉ rõ trong bài thi như sau:
- Vấn đề cốt lõi của lập luận/bài viết là gì? Anh/chị thấy tác giả bài viết có lập luận chặt chẽ không? Có đưa ra được dẫn chứng phù hợp và thuyết phục không?
- Anh/chị chỉ rõ những điểm thiếu chặt chẽ, những sự thiếu hợp lý (nếu có) của tác giả bài viết? Có nhận định, ví dụ minh họa nào tác giả đưa ra cần phải xem xét laị?
- Anh/chị có cách giải thích nào hoặc ví dụ minh chứng nào khác để ủng hộ hoặc phản biện lập luận của tác giả? ( thí sinh đưa ra các bằng chứng ngoài bài viết)
- Anh/chị có cách giải thích nào hoặc ví dụ minh chứng nào khác, có thay đổi nào trong cách lập luận để tăng tính logic lập luận/bài viết?
2. Môn Kiến thức tổng hợp
3.2. Môn kiến thức kinh tế tổng hợp
Môn thi Kiến thức kinh tế tổng hợp nhằm mục đích kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức Toán học, tư duy Logic và kiến thức về kinh tế xã hội của thí sinh. Thí sinh cần biết vận dụng một cách phù hợp các kiến thức toán học cơ bản, tư duy suy luận logic và kinh tế học để giải quyết các bài toán kinh tế, các bài toán thực tế trong đời sống xã hội được nêu trong nội dung thi tuyển. Nội dung thi chỉ yêu cầu thí sinh biết vận dụng công thức để tính toán và nắm được ý nghĩa kinh tế của các kết quả tính toán, không yêu cầu chứng minh các định lý.
Nội dung thi tuyển gồm 2 phần chính như sau:
- Phần I: Toán và logic
- Phần II.Kiến thức về Kinh tế, xã hội
• Trọng số điểm mỗi phần 50%
• Hình thức thi: Trắc nghiệm
• Phân phối tỉ lệ: 35% câu dễ, 50% câu hỏi trung bình và 15% câu hỏi khó
- Phần I: Toán Logic
3.2.1.Phần I: Toán logic
Phần toán – logic có kết cấu như sau: Số học:30%; Đại số:22.5%, Hình học: 10%, Giải tích: 2.5% và Logic: 35%
a. Số học (Arithmetic)
Kiểm tra những kiến thức cơ bản về số học và những ứng dụng của số học vào các bài toán thực tế và các bài toán kinh tế đơn giản (như tính số tiền biết lãi suất tiết kiệm, tính lương của người bán hàng, tính lợi nhuận trung bình…), phần này cũng bao gồm các bài toán về phần trăm, lũy thừa số học, thống kê mô tả (mean, mode, median, standard deviation), tập hợp, các phương pháp đếm trong số học, xác xuất (cơ bản)
b. Đại số(Algebra)
Phần này kiểm tra khả năng rút gọn một biểu thức đại số, giải phương trình bậc nhất 1 ẩn, 2 ẩn; hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn; các tính chất của bất đẳng thức, biểu thức chứa dấu giá trị tuyệt đối.
c. Hình học (Geometry)
Nội dung hình học giới hạn chủ yếu về đo lường, hình học trục quan hoặc những hình dung không gian. Thí sinh cần nắm được các kiến thức để tính toán diện tích, góc, khoảng cách các hình phẳng, chẳng hạn: Tam giác, hình chữ nhật, hình vuông, tứ giác, đa giác và thí sinh cần biết cong thức tính thể tích của những hình đơn giản trong không gian thường gặp trong thực tế như: Hình chóp, hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình trụ, hình cầu.
d. Giải tích (Calculus)
Trong phần này, thí sinh cần biết những kiến thức cơ bản về hàm số và ứng dụng của hàm số vào các bài toán thực tế và bài toán kinh tế đơn giản như: Tập xác định, tập giá trị, tính đồng biến, nghịch biến của hàm số. Thí sinh biết áp dụng những kiến thức đó trong các bài toán kinh tế như: Tính tổng chi phí, tổng doanh thu, tính lợi nhuận, bài toán về lãi suất, chiết khấu, lợi nhuận, tối ưu trong kinh tế.
e. Logic
Các câu hỏi trong phần này kiểm tra khả năng tư duy suy luận logic thông qua các bài toán suy luận; khả năng nhận biết, phân tích dữ liệu từ các biểu đồ.
- PHần II: Kiến thức kinh tế xã hội
3.2.2. Phần kiến thức kinh tế xã hội
Kết cấu của phần kiến thức kinh tế - xã hội bao gồm 3 mảng chính là:
(i) Kiến thức kinh tế
(ii) Kiến thức quản trị trong doanh nghiệp
(iii) Kiến thức xã hội
Mỗi mảng kiến thức này chiếm khoảng 1/3 trong số lượng câu hỏi. Để đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển, các thí sinh cần nắm vững các nội dung kiến thức cơ bản sau đây:
a. Kiến thức kinh tế
- Những khái niệm căn bản trong kinh tế học: khan hiếm, nền kinh tế và các thành viên kinh tế, chi phí cơ hội, quyết định lựa chọn
- Những nội dung căn bản về cung cầu hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu hàng hóa, sự can thiệp của chính phủ trên thị trường
- Đo lường phản ứng của người mua và người bán đối với sự thay đổi giá
- Sự lựa chọn hàng hóa dịch vụ của người tiêu dùng
- Các yếu tốt sản xuất của doanh nghiệp, các loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp
- Các loại cấu trúc thị trường và hành vi tương ứng của doanh nghiệp trong các loại cấu trúc thị trường
- Các thất bại của kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ
- Khái niệm và cách thức đo lường tổng sản phẩm trong nước (GDP), tăng trưởng kinh tế, năng suất và các yếu tố quyết định; tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
- Những nội dung căn bản của phát triển kinh tế , các giai đoạn của phát triển kinh tế
- Những vấn đề căn bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tiến bộ xã hội trong phát triển kinh tế
- Chỉ số giá tiêu dùng: lạm phát (các nguyên nhân và tác động của nó)
- Thất nghiệp, tác động của thất nghiệp và các chính sách làm giảm thất nghiệp
- Những vấn đề căn bản về hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường tài chính, các trung gian tài chính
- Những vấn đề căn bản về tài chính doanh nghiệp
- Những vấn đề căn bản về tiền, các chức năng của tiền, ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
- Những vấn đề căn bản về ngân sách của chính phủ và chính sách tài khóa
- Những vấn đề căn bản về cán cân thanh toán, cán cân thương mại, thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài và tỷ giá hối đoái
- Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
b. Kiến thức quản trị trong doanh nghiệp
- Tổng quan về quản trị học: Khái niệm về quản trị, nhà quản trị, người thừa hành và tổ chức, các vấn đề như công việc của nhà quản trị, các hoạt động. mục tiêu của tổ chức, tính khoa học và nghệ thuật của hoạt động quản trị
- Môi trường hoạt động của tổ chức: Khái niệm, bản chất của môi trường hoạt động của một tổ chức; các yếu tố môi trường tác động đến tổ chức; cách phân tích những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu tác động đến kết quả kinh doanh của tổ chức
- Các chức năng quản trị một tổ chức: Hoạch định, tổ chức, điểu hành và giám sát – Khái niệm vai trò, ý nghĩa, nội dung, nguyên tắc, công cụ, phân loại
- Ra quyết định và thông tin trong quản trị, khái niệm, vai trò, quy trình, nghệ thuật và công cụ ra quyết định và kỹ thuật thông tin quản trị
- Khái niệm, bản chất, vai trò của quản trị chiến lược
- Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược
- Ma trận SWOT
- Ba cấp chiến lược (cấp chức năng, cấp đơn vị kinh doanh, và cấp doanh nghiệp và các loại chiến lược chủ yếu ở từng cấp)
- Giới thiệu tổng quan về quản trị tác nghiệp
- Quản trị chất lượng
- Thiết kế sản phẩm
- Thiết kế quy trình hoạt động
- Hoạch định nguồn nhân lực: vai trò của kế hoạch hóa nguồn nhân lực, dự đoán cung cầu nhân lực
- Tuyển dụng nguồn nhân lực: vai trò của kế hoạch hóa nguồn nhân lực, dự đoán cung cầu nhân lực
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Mục tiêu của việc đào tạo và phát triển người lao động, xác định nhu cầu đào tạo, các hình thức và phương pháp đào tạo, các cách doanh nghiệp có thể giúp cho người lao động phát triển nghề nghiệp
- Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên: Mục tiêu và tầm quan trọng của đánh giá người lao động, các phương pháp đánh giá người lao động
- Trả công cho người lao động: Mục tiêu của hệ thống thù lao lao động, các hình thức trả thù lao cho người lao động, các loại khuyến khích tài chính và phi tài chính, phúc lợi của người lao động
- An toàn và sức khỏe cho người lao động: Mục tiêu của công tác An toàn và sức khỏe cho người lao động, các yếu tố nguy hại đến sức khỏe của người lao động, các biện pháp tăng cường sức khỏe và tinh thần cho người lao động.
- Vai trò của Marketing trong một tổ chức: những nội dung cần tìm hiểu về thị trường, môi trường marketing và hành vi người tiêu dùng
- Những công cụ để thu thập thông tin marketing, nghiên cứu marketing và cung cấp hệ thống dữ liệu cho việc ra các quyết định marketing
- Các phương thức marketing để tiếp cận khách hàng – thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị
- Những công cụ marketing căn bản nhất để triển khai chiến lược, kế hoạch marketing đó là: Sản phẩm, giá cả, phân phối và truyền thông marketing hay gọi là xúc tiến hỗn hợp
c. Kiến thức xã hội
Các kiến thức xã hội được bao quát trên phạm vi rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng không quá chuyên sâu. Cụ thể các lĩnh vực sau:
- Các lĩnh vực tự nhiên gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, môi trường
- Các lĩnh vực xã hội cơ bản: Văn hóa, Văn học, Giáo dục, Y tế, Lịch sử, Dân số
- Các lĩnh vực khác: Du lịch, Tin học, Công nghệ thông tin, Âm nhạc, thể thao.
Chú ý: Tất cả các Đề cương ôn tập chi tiết sẽ được trung tâm ôn luyện kĩ càng cho các học viên tham gia ôn thi tại Centre Train.