Quyết định học lên cao học?
Có nhiều lĩnh vực, công việc là cần tới học cao học vì lợi ích của nó đem lại là rõ rệt. Ví dụ như cơ hội tăng lương, có thêm tiêu chí để đề bạt vào các vị trí cao hơn trong đơn vị. Hoặc đôi khi là khát khao học hỏi thêm các kiến thức mới trong những chuyên ngành mới. Qua đó có thể thấy lí do học lên cao học là rất nhiều. Tuy nhiên, lí do thôi thì chưa đủ mà chúng ta cần cân đo đong đếm sức của mình đến đâu (thời gian, tiền bạc, cơ hội khác,…) để có thể đưa ra được lựa chọn tốt nhất cho riêng mình.
Tham khảo thêm: Lựa chọn thời điểm thích hợp để học tiếp nên thạc sĩ
Cùng trung tâm ôn thi cao học Centre Train phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quyết định học lên cao học nhé.
1. Yếu tố chuyên ngành
Có những ngành đặc biệt cần thiết trong việc học lên cao học, chẳng hạn như y khoa, nha sĩ, luật, tâm lý, nghiên cứu, giảng viên cao học. Khi đó, kiến thức thu được ở bậc sau cử nhân mới có thể giúp họ định hình được hướng đi đúng chuyên môn cho mình. Trong khi đó, với một số ngành, bạn cần có kinh nghiệm làm việc trong thực tế nhiều hơn là bằng cấp sách vở (ví dụ như công tác xã hội hay báo chí).
Một điều cần lưu ý nữa là các chương trình cao học rất đi sâu, đi sát chứ không “đại khái” như ở bậc cử nhân. Ví dụ như riêng lĩnh vực tâm lý học, nhà trường sẽ đưa ra yêu cầu bạn phải lựa chọn chuyên ngành cụ thể, ví dụ như thực nghiệm, lâm sàng, tư vấn, tâm lý xã hội, hay tâm lý sinh học.
Hoặc có thể thấy các bạn làm việc ở các Ngân hàng thì thường có xu hướng học lên cao học để tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn.
Vậy nên, bạn phải biết mình hợp với chuyên ngành nào, hướng đi có phù hợp với kế hoạch của bản thân hay không, phù hợp với khả năng cho phép…,rồi hãy đưa ra Quyết định học lên cao học.
2. Yếu tố định hướng
Một số người lại cho rằng việc học cao học chỉ dành cho những ai thiên về con đường nghiên cứu giảng dạy. Điều hay chưa hẳn là đúng, vì vẫn có những chương trình cao học rất nặng tính thực hành, yêu cầu sinh viên phải đi thực tập trong môi trường thực tế.
Cho nên, bạn phải xác định hướng theo đuổi của mình và ngành học, trước khi quyết định học cao học hay không. Nếu có thì sẽ phải chọn chương trình cao học theo hình thức nào cho thích hợp (nghiên cứu khoa học hay nghiên cứu ứng dụng nhé).
3. Yếu tố động lực
Các chương trình sau cử nhân đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức nên bạn phải có động lực lớn trong việc đọc, viết, phân tích thông tin. Nhưng thông qua đó sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của các bạn sau này trong việc tiếp nhận và xử lý vấn đề.
Nếu có điều kiện, hãy trò chuyện với những bạn đã học cao học để hiểu hơn về việc học lên cao học.
4. Yếu tố tài chính
Hiển nhiên là, các chương trình sau cử nhân rất tốn kém và mỗi trường sẽ có một mức phí riêng. Thông thường, trường tư sẽ đắt hơn trường công, nhưng dù cơ sở đào tạo của bạn có thuộc hệ thống nào thì bạn vẫn sẽ phải chuẩn bị mức phí 3000 usd trọn gói cho 2 năm học. Vì vậy, nhiều bạn đã tìm đến chương trình học bổng và các loại hỗ trợ để đỡ bớt gánh nặng tài chính. Nếu bạn quyết định học tự túc, vấn đề này càng không hề đơn giản.
Đề xuất xem: Học thạc sĩ hay văn bằng 2 có lợi hơn?
5. Yếu tố thời gian
Việc học lên cao học đôi khi sẽ tạo cho bạn áp lực rất lớn về thời gian, đặc biệt là khi bạn phải quản lý nhiều công việc cùng một lúc, rồi làm thảo luận nhóm, làm bài tập, làm luận văn… Việc theo học các chương trình này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn. Mỗi người sẽ có những cách nhìn nhận tích cực hoặc tiêu cực về vấn đề này. Bạn có thể hỏi những nguồn tin khác nhau: gia đình, bè bạn, các giáo viên hướng dẫn hay người đi trước để hình dung dễ hơn về hành trình trong 2 năm tới.
Một khi đã xác định lựa chọn là học lên cao học, cứ thế mà tiến lên thôi!