Học viên Ngoại thương chia sẻ kinh nghiệm ôn thi cao học
Học viên đang học cao học tại Đại học Ngoại thương có những chia sẻ kinh nghiệm ôn thi đầu vào cao học.
Đi học đều đặn và nghe giảng
Trước em tốt nghiệp Học viện Ngoại Giao học ngành chính trị Quốc tế nên chủ yếu học về chính trị. Suốt 4 năm đại học em không học gì đến Toán, quản trị, kinh tế thậm chí cả Tiếng Anh luôn, vì em học ngành Tiếng Pháp. Vậy nên, nói là ôn thi cao học nhưng thực tế là học tất cả kiến thức mới toanh, không có cái gì cũ để ôn cả. Ngoài ra, ra trường cũng mấy năm rồi nên kiến thức gì thì cũng chẳng còn được bao nhiêu. Do đó, kinh nghiệm khi ôn thi cao học cũng phải tương đối nghiêm túc chứ cũng không học kiểu cưỡi ngựa xem hoa được. Đi học chăm chỉ và ghi bài đầy đủ. Nếu nghỉ học buổi nào thì mượn lại vở của bạn để ghi lại. Nếu không hiểu chỗ nào thì hỏi luôn, đừng để lâu, thế thì sẽ quên luôn mất. Các bạn có thể hỏi một học viên học tốt trong lớp hoặc trao đổi được với thầy cô là tốt nhất.
Để vượt qua môn Tiếng Anh điều kiện các bạn nên:
Tham khảo thêm: Kinh nghiệm vượt qua đầu vào Cao học Tiếng Anh
Học nhóm
Nói là nghiêm túc, nhưng suốt quá trình 4 tháng học (bao gồm cả tháng nghỉ tết) thì em cũng phải vừa đi làm (em cũng làm quản lý ở công ty), vừa ôn thi… thời gian khá bận nên cũng chẳng học hành tử tế được mấy. Lớp em kết thúc lớp học trước 1 tháng, 1 tháng cuối cùng là thời gian để e dành tổng động lực cho bản thân để ôn thi cao học nghiêm túc, dẹp các việc khác lại, không lo nghĩ nữa. Kinh nghiệm khi ôn thi cao học, rút ra là: “buôn có bạn, bán có phường” thì mình đi học là “học có bạn và bàn bài có nhóm”. Ngoài tham gia học nhóm ở trên lớp, em tham gia cùng các anh, chị trong lớp hay chơi với nhau tạo thành những nhóm nhỏ từ 3 đến 5 người cùng quyết tâm thi cử, học hành nghiêm túc, làm bài tập nhóm với nhau, giai đoạn gần ngày thi là quan trọng nhất. Học nhóm một cách nghiêm túc sẽ cực kỳ hiệu quả cho tất cả các thành viên. Mỗi thành viên có một thế mạnh riêng cộng lại chia sẻ cho cả nhóm là cả một vấn đề to lớn luôn đấy ạ. Việc này rất tốt nếu nhóm hoạt động hiệu quả, dành cho các anh chị sắp xếp được thời gian hoặc có thời gian.
(Học nhóm sẽ đem lại hiệu quả rất cao trong quá trình ôn thi cao học)
Ôn luyện và thực hành
Việc ôn luyện và thực hành lại các kiến thức thầy cô dạy trên lớp là vô cùng quan trọng. Trên thực tế, các thầy cô dạy là dạy đều tất cả các kiến thức có thể thi, do đó, ngắn gọn ôn trong 10 – 12 buổi thì không có bất cứ cái gì là thừa cả, tuy nhiên cũng không thể thiếu. Chỉ học những dạng thầy cô ôn cho thôi.
Thời gian ôn thi cao học, em cũng đi làm cả ngày, tối học về nhiều hôm mệt cũng chả buồn học nữa, đó là em chưa có gia đình, chứ những người có gia đình thì vất vả hơn nhiều, cũng không đủ thời gian để học. Mặc dù vậy, thỉnh thoảng em vẫn tranh thủ thời gian trên công ty để review lại một chút, hoặc 15-20 phút để làm bài. Tóm lại, Kinh nghiệm ôn thi cao học mà muốn nhàn thì chăm chỉ đi học và nghe giảng, thực hành để biết cách làm thôi ạ.
Đề xuất xem VIDEO:
Hướng dẫn giải Đáp án thi Toán kinh tế Cao học Ngoại thương FTU 2014:
Học mẹo
Mỗi người đều có một cách học và một cách ghi nhớ riêng, chỉ mình là biết rõ điểm yếu và thế mạnh của mình nhất. Do đó, hãy học những cái mình thích trước, học từ cái đơn giản trước, và học những thứ mình biết hơn những thứ khác trước sẽ có nhiều động lực để học tiếp những thứ khác, không bị nản ngay từ đầu. Trong quá trình ôn thi cao học, hãy cố gắng tìm cách liên kết kiến thức và ghi nhớ từ dạng này qua dạng khác của mỗi môn học. Học hiểu được là tốt nhất, học vẹt thì nhanh quên. Cố gắng hỏi được các tips của những người có thế mạnh về môn đấy hoặc học các tips được người khác. Nếu vấn đề nào không thể học hiểu được thì học vẹt, ngược lại, có thể hiểu được thì hãy cố liên kết với các vấn đề khác đừng học vẹt.
Đừng nản chí - quan trọng nhất
Trước khi đi học thì có rất nhiều người quyết tâm học tốt để thi, học quyết tâm thi đỗ trong năm nay… Em cũng thế. Nói chung trước khi bắt đầu thì phải có mục tiêu chắc chắn. Nhưng, trong quá trình, gặp rất nhiều rào cản như: lười, công việc, công tác, bạn nhậu, gia đình, con nhỏ, tất cả những cám dỗ đầy hấp dẫn khác thi khó cưỡng lại được → nghỉ học → không biết nhiều mảng kiến thức → lười hoặc không có thời gian học lại, ghi lại → nản chí → suy nghĩ lại về quyết định thi cử. Tóm lại, cả một quãng thời gian mấy tháng đi học, em cũng gặp nhiều vấn đề, mặc dù vậy, mỗi lần như thế thì đều suy nghĩ rằng: “nếu không học thời gian này thì lúc khác, dịp khác lại phải học lại, mà càng già độ lười càng lớn, cản trở càng lớn. Thế cho nên, nếu không thể học được thời gian này mà bỏ thi, thì chắc chẳng có thời gian nào học được nữa”. Do đó:
Một là: Không học thạc sĩ nữa, bằng thạc sĩ cũng chẳng cần cho công việc.
Hai là: Nếu không học trường này thì học trường khác vẫn phải học. Nhưng phí bao thời gian, phí tiền đã bỏ ra.
Nói chung: Dù cách nào, nếu đã sắp xếp thời gian đi học thạc sĩ rồi thì cùng một công, làm một lần cho xong. Nếu biết chắc mình có nhiều vấn đề khác ảnh hưởng thì dừng ngay từ đầu cho đỡ tốn công vô ích. Nhìn chung, quá trình ôn thi cao học cũng cần tương đối nghiêm túc và quyết tâm. Vậy nên, thi cử là vấn đề phức tạp hay đơn giản phụ thuộc vào bản thân.
Chúc các bạn ôn thi cao học đầu vào có thêm những trải nghiệm để có thể lên được Kế hoạch ôn thi hiệu quả.