Lời nói đầu 

Bắt đầu từ năm 2018, là 1 năm chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong nội dung thi Thạc sĩ Kinh tế Quốc dân, khi tuyển sinh thi năm nay chuyển sang hình thức thi Gmat với nội dung thi chia thành 2 khối (Luận và Kiến thức kinh tế tổng hợp) trong phần kiến thức kinh tế tổng hợp chia thành Kiến thức kinh tế và Toán Logic đã phần nào gây ra sự bất ngờ cho các bạn có nhu cầu dự thi. Do đề cương ôn thi chi tiết phủ rất rộng và kiến thức đó lại được chia nhỏ, do đó thí sinh đi thi không tổng hợp được kiến thức sẽ gặp khó khăn trong phòng thi do gặp các kiến thức lạ.

Để có thể ôn thi tốt cho kỳ thi cao học Kinh tế Quốc dân T10.2023 (thi ngày 29/10tới). Trung tâm ôn thi cao học Centre Train sẽ có những hướng dẫn cụ thể về định hướng làm bài thi năm nay.

Đề xuất: Tham khảo đề cương được biên soạn chuẩn OTCH NEU 2018

1. Môn Luận

Có thể thấy Bài Luận thi cao học Kinh tế Quốc dân là môn mà tất cả các thí sinh đi thi năm nay đều lo ngại vì các bạn không biết bắt đầu từ đâu và làm cái gì trong phòng thi. Tuy nhiên, đánh giá cụ thể thì đây là 1 môn rất dễ lấy điểm cao vì môn này có Barem điểm chính xác đến thang điểm 10. Nếu học chuyên sâu về đề cương thì các bạn có thể biết trước được 4 điểm khi đi thi mà không cần phải đợi đến ngày thi, còn số điểm còn lại là nặng về cách trình bày bài thi, cách hành văn và bình luận sắc xảo. Để đạt điểm cao môn Luận các bạn nên chia bài làm thành 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài thật rõ ràng để lấy 1 điểm thưởng, vậy là chúng ta đã có 1 điểm cho trước.

- Cách trình bày một bài thi 

Bài làm chọn lập luận...1 hoặc 2...(Chỉ được chọn 1 trong 2 lập luận).

Lập luận chia làm 2 loại:

  • 01 bài thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý
  • 01 bài thuộc lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp

- Mở bài:

Để đạt điểm tối đa cho phần mở bài các bạn phải làm được 2 phần sau:

+ Bản chất cốt lõi của lập luận là gì?

+ Chọn một trong 3 kịch bản khi đi thi

  • Kịch bản 1: Đồng tình hoàn toàn với quan điểm tác giả
  • Kịch bản 2: Phản biện hoàn toàn lập luận
  • Kịch bản 3: Đồng tình 1 phần, không đồng tình 1 phần
  •  

ĐỀ XUẤT XEM: QUI TRÌNH TÌM CỐT LÕI MÔN LUẬN 

 

Chú ý: Lập luận mà đề thi ra chia thành 2 mảng 1 lập luận có số liệu, có trích dẫn, có nguồn còn lập luận còn lại thi không. Do đó, chọn kịch bản nào là phụ thuộc và cơ địa mỗi thí sinh. Nhưng nguyên tắc chung là chọn kịch bản theo hướng dễ triển khai ý, dễ viết.

Nhận xét: Không có bất kỳ 1 lời khuyên nào khi các bạn chọn kịch bản khi đi thi, vì kịch bản khi đi thi phụ thuộc vào lập luận mà tác giả đưa ra của đề thi. Do đó, phải đọc đề thi thì chúng ta mới đưa ra được nên chọn kịch bản nào. Vậy thời gian từ nay cho đến lúc thi là còn 1 tháng thì các bạn nên tập luyện sẵn cho từng kịch bản để có sự chuẩn bị khi chọn kịch bản nào trong phòng thi. Làm tốt phần này các bạn sẽ có 2 điểm.

ĐỀ XUẤT XEM: QUI TRÌNH THOÁT KHỎI VÙNG NGUY HIỂM MÔN LUẬN

 

- Thân bài

Đây là phần nhiều điểm nhất do đó các bạn phải làm phần này thật chắc tay khi đi thi. Đầu tiên các bạn nên viết ra dàn ý, kinh nghiệm khi viết dàn ý là nên đọc thật kỹ từng câu, từng đoạn trong lập luận để đưa ra quan điểm của minh về lập luận đó. Bản chất của phần thân bài là phát triển quan điểm của kịch bản mà mình đã chọn ở phần mở bài.

ĐỀ XUẤT XEM: ĐÁP ÁN THI MÔN LUẬN NEU 2019

 

 

Do đó, nếu ta bảo vệ thành công kịch bản đã chọn thì Chắc Chắn được điểm tối đa. Để làm tốt phần thân bài:

Lời khuyên: Các bạn nên bám thật sát vào dàn ý mà mình đã lập, triển khai mạch lạc dàn ý theo từng đoạn. Các bạn chú ý là nên để ý là lập luận đưa ra có số liệu không, có trích dẫn không, có nguồn không, nguồn đó có uy tín không. Và bài viết nên sử dụng dẫn chứng ngoài, tuy nhiên không nên sa đà vào viện dẫn quá nhiều dẫn chứng khiến bài làm mất phương hướng dẫn đến lạc đề.

Tham khảo: Thang điểm 10 bài thi môn LUẬN

- Kết bài:

Nhất trí lại quan điểm đã đưa ra, bản chất của phần kết bài đó chính là tổng kết lại các ý đã triển khai của cả bài để nêu bật được nên là kịch bản mình chọn là có ĐỘ THUYẾT PHỤC cao. Phần kết bài các bạn sẽ có 1 điểm.

Lưu ý:

  • Thời gian làm môn Luận là: 60 phút
  • Độ dài môn Luận > 400 từ (khoảng 2 trang A4)
  • Diễn đạt mạch lạc rõ ràng, ngôn từ sử dụng khoa học, khách quan (tránh mang nhiều cảm xúc vào bài viết).:

Tham khảo: Một buổi Coaching của Diễn giả NGUYỄN THẾ MẠNH

2. Toán-Logic

Môn toán có thể coi là dễ chịu nhất trong 3 môn vì nội hàm của học phần Toán-logic chứa rất nhiều kiến thức có sẵn của thí sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào đề cương mẫu mà đánh giá môn này có thể bỏ qua là hoàn toàn sai lầm.

Thứ 1: Đề cương mẫu ra bao giờ cũng rất dễ, nhưng khi đi thi sẽ ở một đẳng cấp khác.

Thứ 2: Có nhiều mảng kiến thức tưởng là dễ nhưng do lâu ngày không học thành ra mới nên gây ra khó khăn cho thí sinh.

Thứ 3: Đề thi thật mang tính phân loại nên chứa rất nhiều bẫy hiểm hóc mà phải tập luyện mới nhìn ra được.

Sau đây Trung tâm Ôn thi Cao học Centre sẽ hướng dẫn chi tiết về các học phần của Toán Logic:

Số học, Đại số, Hình học, Giải tích, và Logic.

a. Số học

Kiểm tra những kiến thức cơ bản về số học và những ứng dụng của số học vào các bài toán thực tế và các bài toán kinh tế đơn giản như tính số tiền biết lãi suất tiết kiệm, tính lương của người bán hàng, tính lợi nhuận trung bình, phần này cũng bao gồm các bài toán về phần trăm, lũy thừa số học, thống kê mô tả (mean, mode, median, standard deviation), tập hợp, các phương pháp đếm trong số học, xác xuất (cơ bản).

Đề làm tốt phần Số học thì các bạn nên học 11 dạng thi:

Bài 0: Các kiến thức cơ bản của số học

Bài 1: Ước và bội

Bài 2: Số nguyên tố, hợp số, bảng số nguyên tố

Bài 3: Lũy thừa với số mũ tự nhiên, nhân chia 2 lũy thừa cùng cơ số

Bài 4: Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ

Bài 5: Dãy số (cấp số cộng, cấp số nhân)

Bài 6: Bài toán về trung bình cộng

Bài 7: Bài toán về số đếm

Bài 8: Bài toán về tỉ lệ %

Bài 9: Kiến thức cơ bản của xác suất

Bài 10: Thống kê mô tả của học phần xác suất

ĐỀ XUẤT XEM: HƯỚNG DẪN HỌC PHẦN TOÁN LOGIC

 

b. Đại số

Phần này kiểm tra khả năng rút gọn một biểu thức đại số, giải phương trình bậc nhất 1 ẩn, 2 ẩn; hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn; các tính chất của bất đẳng thức, biểu thức chứa dấu giá trị tuyệt đối.

Học phần Đại số có 5 dạng bài:

Bài 1: Rút gọn một biểu thức đại số

Bài 2: Rút gọn một biểu thức lũy thừa

Bài 3: Giải hệ phương trình (bậc 1, bậc 2)

Bài 4: Các tính chất của bất đẳng thức

Bài 5: Biểu thức chứa dấu giá trị tuyệt đối

c. Hình học

Đề thi sẽ ra một hình và nếu hình đó phức tạp thì đề sẽ cho công thức tính. Các câu hỏi liên quan đến hình học sẽ được quy về phần Số học hoặc Đại số.

VD: Từ đề bài ra hình học thì ta quy về bài toán tỷ lệ, bài toán xác suất hoặc giải hệ phương trình…

d. Giải tích

Trong phần này, thí sinh cần biết những kiến thức cơ bản về hàm số và ứng dụng của hàm số vào các bài toán thực tế và bài toán kinh tế đơn giản như: Tập xác định, tập giá trị, tính đồng biến, nghịch biến của hàm số. Thí sinh biết áp dụng những kiến thức đó trong các bài toán kinh tế như: Tính tổng chi phí, tổng doanh thu, tính lợi nhuận, bài toán về lãi suất, chiết khấu, lợi nhuận, tối ưu trong kinh tế.

Để làm tốt phần này các bạn cần học 5 bài:

Bài 1: Khái niệm hàm số (Tập xác định, tập giá trị)

Bài 2: Giới hạn của hàm số

Bài 3: Đạo hàm

Bài 4: Các quy tắc và công thức tính đạo hàm

Bài 5: Các tính chất của hàm số (tính đồng biến, nghịch biến, lồi, lõm)

e.  Logic

Các câu hỏi trong phần này kiểm tra khả năng tư duy suy luận logic thông qua các bài toán suy luận; khả năng nhận biết, phân tích dữ liệu từ các biểu đồ.

Lưu ý: học phần Logic các bạn cần phải tập luyện thật kỹ vì dạng logic có nhiều bài khó và các bạn thường mất điểm ở học phần này.

Do đó để làm tốt suy luận Logic các bạn nên ôn theo 5 dạng sau:

Dạng 1: Phương pháp đồng dư

Dạng 2: Phân tích dữ liệu từ các biểu đồ.

Dạng 3: Phương pháp sơ đồ Venn (chú ý sơ đồ dạng cây, dạng bảng, dạng tập hợp)

Dạng 4: Phương pháp suy luận tình huống thực tế

Dạng 5: Ứng dụng thực tế của cấp số cộng, cấp số nhân

3. Kiến thức kinh tế xã hội

Phần này bao gồm 35- 50 câu hỏi trắc nghiệm. Nội dung các câu hỏi nhằm đánh giá kiến thức tổng hợp của thí sinh về các lĩnh vực: kinh tế học cơ bản, kiến thức về kinh tế, xã hội trong nước và trên thế giới.

- Nội dung thi được lấy từ nguồn:

+ Kinh tế học vi mô

+ Kinh tế học Vĩ MÔ (bao gồm kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế)

+ Quản trị học

+ Quản trị chiến lược

+ Quản trị tác nghiệp

+ Quản trị nguồn nhân lực

+ Marketing căn bản

ĐỀ XUẤT XEM: HƯỚNG DẪN HỌC PHẦN KIẾN THỨC KINH TẾ

Ngoài ra, các câu hỏi về kiến thức xã hội còn có thể liên quan đến mọi chủ đề như: văn học, âm nhạc, chính trị, kinh doanh, thể thao,…Trước mỗi câu hỏi hay nhận định, thí sinh lựa chọn 1 đáp án đúng nhất trong 4 đáp án đưa ra.

Nhận xét: Đây là phạm vi kiến thức rộng và thí sinh đi thi phần này rất dễ mất điểm. Mấu chốt để làm tốt học phần kiến thức kinh tế là thí sinh có tài liệu chắt lọc tổng hợp nội dung từng dòng trong đề cương.

Để làm tốt phần thi này, thí sinh phải có những kiến thức tổng hợp về kinh tế, xã hội, kinh tế học cơ bản cũng như am hiểu các vấn đề thời sự đang diễn ra.

4. Ôn thi môn Luận, Toán-Logic, Kiến thức kinh tế xã hội Ở đâu?

    Các bạn có nhu cầu Ôn thi Cao học Kinh tế Quốc dân theo hình thức thi Gmat thì Thầy Mạnh giáo viên chuyên Ôn luyện thi cao học có những khóa học chuyên sâu về từng từ trong đề cương chi tiết theo hình thức thi mới, các bạn được tham gia vào môi trường dạy học đỉnh cao. Khóa học được thiết kế kiến thức học cho học viên từ A--Z sẽ lấp lỗ hổng một cách triệt để, đem đến cho các bạn chất lượng hoàn hảo.

Ngoài ra, Trung tâm có list đáp án kiến thức chung về kiến thức kinh tế xã hội. Các bài giảng đã có sẵn đáp án mẫu và trong phòng thi chỉ thay từ, tên đề bài, sẽ cung cấp trọn 1 gói Combo CHẮC CHẮN ĐỖ.

Kết luận: Các bạn tham gia Khóa học chuyên sâu của Thầy Mạnh, nếu cảm thấy không hài lòng về chất lượng thì trung tâm sẽ hoàn lại học phí 100%. Hãy đặt niềm tin vào trung tâm.